top of page

TẬP ẤM (襲 蔭)

Thời phong kiến, vương vị là cha truyền con nối (hereditary succession) và hình thức này được gọi là “thế tập” (世襲). Ấy là “con vua rồi lại làm vua”.


Tương tự là con, cháu của quan lại - trước khi có lệ tuyển người tài bằng thi cử - cũng có quyền kế thừa (to inherit) những đặc quyền (privilege), đặc ân (special favors) mà cha ông mình được ban (to be bestowed). Đấy gọi là “tập ấm” 襲 蔭.


Vậy là cả quân và thần đều để lại cho thế hệ sau của mình di sản có chung chữ “tập” 襲.


“Tập” ban đầu được ghép bởi (đọc là “tạp”) chỉ âm đọc và chữ (“y” tức cái áo - clothes) - 𧟟 - diễn ý. Chữ này là hình ảnh mờ mờ ảo ảo của rồng khi bay lên trời (do đó được viết bằng 2 chữ 龍 “long” (rồng – dragon). Sau này chữ 𧟟 lược đi 1 chữ và ta có chữ trước khi được giản thể thêm lần nữa để thành như hiện vẫn dùng.


Chữ “tập” này ý người xưa muốn nói rồng là loài có vảy, các lớp vảy bao lấy thân rồng rồi lại thêm lớp áo (衣) – ở đây ý là vảy chồng vảy - nữa thì rất ấm, rất an tâm vì được chở che, bao bọc. Đây chính là hình ảnh hoàng đế – vốn là rồng, là con trời – nên được bảo vệ và được hưởng đặc quyền như thế.


“ấm” được ghép bởi chữ (thảo – grass) ý chỉ cỏ cây và “âm”(bóng râm – shade; chỗ trú ẩn – shelter; bảo vệ – to protect) thể hiện âm đọc. Hình ảnh cái cây cho bóng mát, là chỗ trú lúc mưa được mượn để diễn thêm ý bảo hộ, bảo vệ để rồi sau đó “ấm” này trở thành thứ cảm giác an tâm, thoải mái mà ta vẫn dùng trong “ấm no”, “đầm ấm”, “ấm êm”. “Tổ ấm” 祖蔭 trước khi mang thêm nghĩa “mái nhà”, “mái ấm” như ta vẫn dùng thì có nghĩa là nhờ ân trạch của tổ tiên, hoặc người nhà mà được chở che, bảo bọc.


Thế là “Tập ấm” trở thành phương thức để con cháu quan lại mặc nhiên được thừa hưởng chức tước, đặc lợi từ ông cha mà chẳng cần phải nghĩ suy hay cố gắng làm gì.


Ấy là “một người làm quan, cả họ được nhờ” vậy.


May mắn là các triều đại về sau nhận thấy vấn đề của “tập ấm” nên đã có quy chế rõ ràng về việc kế thừa, hưởng lợi. Việc điều chỉnh này chính là để bộ máy quan lại được kiện toàn và hiệu quả bởi không phải cứ người nhà quan là có tài hay được việc. Cũng không phải cứ người nhà quan là tất nhiên được hưởng lợi, dù là những đặc quyền nhỏ nhất.


Chẳng hiểu sao ngày nay “tập ấm” lại được hồi sinh với “tự dạng” mới là COCC mà chắc chẳng cần ghi rõ hầu như ai cũng hiểu.



Ảnh minh họa từ Internet.


Âm đọc “ấm” ngoài chữ ra còn có thêm chữ 喑 này nữa. 喑 này cõng nơi mình nào là “câm nín” (ấm á 喑 啞), nào là “im vì sợ” (ấm úy 喑畏), hay “nghẹn ngào mà chẳng nói nên lời” (ấm yết 喑咽).


Các loài bò sát (reptiles) có vảy (scales) như rắn (snake, serpent), tê tê (pangolin), hay cá sấu (alligator, crocodile) đều có thật nhưng lúc biên chữ người xưa nhất định phải lấy hình ảnh con rồng dù nó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Có lẽ những người kiến tạo chữ cố ý chia thứ bậc và họ đặc biệt dùng cho tầng lớp trên. Vậy có lý nào dân thường, những kẻ yếu thế hơn lại bằng lòng nhận chữ này về mình?


này còn một nghĩa sau cùng - “Gào lên giận dữ”.


23/7/2021.

16 views0 comments

Recent Posts

See All
Post: Blog2_Post

Subscribe Form

Thanks for submitting!

©2021 by Lam Nguyen. Powered by Wix.com

bottom of page