top of page

QUARANTINE.

Updated: Dec 10, 2021

“Quarantine” – “cách ly” - bắt nguồn từ tiếng Ý « quarantena” nghĩa là « 40 ngày ». Đây là quãng thời gian mà các tàu buôn đến Venice sau khi ghé Levant (một tiểu quốc thuộc Đông Bắc Ý) phải neo ngoài khơi trước khi được vào cảng ở thế kỷ 14. Lý do các tàu này không được vào cảng là để ngăn sự lây lan đại dịch Cái chết Đen – Black Death plague - ở Venice do thủy thủ đoàn, động vật, thậm chí hàng hóa trên tàu làm vật trung gian truyền nhiễm.


(Nếu bạn đã xem phim “Hỏa Ngục” thì cũng có cảnh giáo sư Robert Langdon giảng giải cho Sienna Brooks nghĩa và bối cảnh lịch sử của “quarantine”).


Mốc 40 ngày được cho là phỏng theo việc Chúa Jesus (trước đó là Moses) thực hành chay tịnh – “lent/Lent” - trong sa mạc theo như Thánh Kinh.


“Isolation/isolated” – “cô lập/bị cô lập” - cũng từ tiếng Ý “isolato” mà xa hơn nữa là từ gốc Latin thời Trung Cổ “insulatus” (īnsula – “đảo” +‎ -ātus “bị”) nghĩa là “bị đưa ra đảo”. Vào thời mà phương tiện vận chuyển chủ yếu là tàu, thuyền nếu “bị ra đảo” nghĩa là bạn bị tách biệt hoàn toàn với thế giới, bị cô lập và hầu như không có đường thoát. Đó chính là nguyên nghĩa của “isolate/isolated/isolation” - biệt lập, không lối ra. “Chiêm Bát Lao” – tên cũ của Cù lao Chàm có lẽ cũng xuất phát bởi ý niệm này – một đại lao của Chiêm Thành (Champa) giữa biển giam giữ tù binh chiến tranh. Hiện thế giới cũng có nhiều đại lao bốn bề là biển như vậy và hầu hết là được canh phòng, bảo vệ tối đa.


Ngày nay, tiếng lóng cộng đồng mạng có từ “ra đảo” hay “k.i.a” (killed in action – “tử trận”) đều có nghĩa “nick bị banned/khóa có hoặc vô thời hạn” nếu thành viên một diễn đàn nào đó phạm quy.


“Self-quarantine” (tự cách ly/tự kiểm dịch) được hình thành bởi việc thêm tiếp đầu ngữ (prefix) “self” - “tự thân”, “tự mình” - như cách các bạn vẫn “selfie” – “tự chụp ảnh” - ấy. Từ “self-quarantine” có nghĩa “bạn tự cách ly mình”, ở đây dùng trong nghĩa hẹp dịch tễ (epidemiology) và y tế – cụ thể như Covid-19 hiện nay, tức là bạn, hoặc các cá nhân có thể đã tiếp xúc với Covid-19 sẽ tự tách mình ra khỏi những người khác và náu mình ở một nơi nào đó ít nhất 14 ngày. Trong thời gian này, bạn tự theo dõi các triệu chứng, hạn chế di chuyển và giữ khoảng cách với người khác.


Còn với “Self-isolation” (tự cô lập) tức là bạn hoặc những cá nhân đã bị nhiễm bệnh hoặc bị bệnh sẽ phải tách mình ra khỏi những cá thể khỏe mạnh (society – xã hội, cộng đồng), để được theo dõi và chăm sóc y tế chuyên sâu ngõ hầu hồi phục. Lúc này tuy là “self” nhưng bạn không còn được tự mình xử lý nữa mà phải có sự can thiệp và hỗ trợ của hệ thống y tế bởi đơn giản, nhiệt tình nhưng thiếu hiểu biết (kiến thức y khoa, chăm sóc y tế đúng cách) sẽ chỉ gây họa mà thôi.


Cả “self-quarantine” và “self-isolation” là hai cách mà bạn và mọi người có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Sự khác biệt giữa hai biện pháp này là bạn tự giúp mình kiểm dịch (self-quarantine) để giúp người hay là hoắng lên rồi lụy đến cả một lực lượng đông đảo đến “bế” (self-isolation) bạn đi. Ngày xưa “quarantine” đến tận 40 ngày, nay chúng ta chỉ cần đóng cửa cài then 14 ngày lại còn có đủ phương tiện giải trí hay ho. Sao phải ngại?


Phần sau là "quà" mà cũng là lưu ý hay hay khi bạn thực hiện “cách ly” (self-quarantine).


“Cách ly” tự dạng tiếng Trung “隔离” với “cách” - 隔 – có nghĩa là “ngăn trở”, “cản trở” còn “ly” - 离 – tức “xa rời”, “chia lìa”. “隔” được cấu thành bởi “/⻖” (phụ – đồi, mô đất cao) và “” (cách – một dạng nồi nấu ăn thời cổ Trung Hoa). Cái này là ngăn lửa với thức ăn bên trong, lại có 3 chân (xem ảnh) hàm ý độc lập hoặc cô lập (thành ngữ “Đỉnh phân tam túc” - Đỉnh chia 3 chân). Vậy thì tổ hợp /⻖+ chỉ sự “cách trở, ngăn trở và cô lập nhau ngay ở nội tại”; lại thêm “离” vào nữa thì với 14 ngày ra vào nhìn mặt nhau mãi nếu không khéo sẽ sinh bức bối, tỵ nạnh việc nhà thì từ cách ly thành phân ly lại khổ 😊.


Mình nói nhiều về cách ly bởi mình lại bắt đầu 14 ngày tự cách ly kiểm dịch lần 2.


Nguồn tham khảo:


The image was captured from www.pinshiwen.com

16 views0 comments

Recent Posts

See All
Post: Blog2_Post

Subscribe Form

Thanks for submitting!

©2021 by Lam Nguyen. Powered by Wix.com

bottom of page